Tôi hoảng loạn vì hai lần gọi cấp cứu vợ co giật nhưng bác sĩ thờ ơ
2025-05-09 HaiPress
Vợ tôi sinh con tại một bệnh viện phụ sản lớn. Đêm hôm đó,sau sinh,cô bất ngờ lên cơn co giật,tay chân gồng cứng,toàn thân cong lại,miệng ú ớ không thể nói chuyện.
Hoảng loạn,tôi lập tức chạy đến phòng bác sĩ trực,cách phòng vợ tôi khoảng 10 phòng. Tại đây,tôi thấy một bác sĩ đang ghi chép gì đó vào sổ. Tôi nhanh chóng trình bày tình trạng của vợ mình và cầu cứu sự hỗ trợ.
Năm phút trôi qua trong căng thẳng,bác sĩ vẫn chưa đến. Tôi quay lại lần thứ hai để nhắc nhở,nhưng vẫn nhận được phản ứng thờ ơ. Thêm năm phút nữa,cả dãy phòng xung quanh bắt đầu xôn xao vì tình trạng nguy kịch của vợ tôi,song vẫn không có ai đến hỗ trợ.
Đến lần thứ ba tôi quay lại,bác sĩ vẫn ngồi nguyên vị trí cũ. Tôi không còn giữ được bình tĩnh,đã lớn tiếng: "Bác sĩ phải làm gì đó để cứu vợ tôi chứ. Tại sao vẫn ngồi ghi chép mãi như vậy?".
Chính tiếng la lớn đó mới khiến hai bác sĩ từ phòng khác chạy đến hỗ trợ. Lúc này,nữ bác sĩ trực mới buông bút và cùng họ vào cấp cứu cho vợ tôi. May mắn là vợ tôi được cứu kịp thời,qua khỏi cơn nguy kịch.
>> Nỗi oan những bác sĩ cấp cứu 'vô cảm'
Sau đó,tôi chủ động gặp lại bác sĩ để xin lỗi vì đã lớn tiếng. Nhưng tôi vẫn không ngừng suy nghĩ: Nếu lúc ấy tôi mất kiểm soát,có những hành động vượt giới hạn,có thể chính tôi sẽ vướng vào vòng lao lý,dù xuất phát điểm là một người chồng trong tâm trạng hoảng loạn vì sợ mất vợ.
Tôi viết ra câu chuyện này không nhằm đổ lỗi,càng không cổ súy cho bạo lực. Đây là chia sẻ trải nghiệm cá nhân trong một tình huống y tế khẩn cấp tại bệnh viện. Qua đó,tôi muốn nêu lên mong muốn về một hệ thống y tế phản ứng kịp thời,nhân văn và trách nhiệm hơn.
Tôi tuyệt đối không ủng hộ hay bênh vực bất kỳ hành vi bạo lực nào đối với đội ngũ y bác sĩ.
Tuy nhiên,là một người từng trải qua một sự việc liên quan đến quy trình ứng cứu tại bệnh viện,tôi muốn chia sẻ góc nhìn từ chính trải nghiệm của mình,tôi thiết tha mong muốn các bệnh viện xây dựng quy trình phản ứng rõ ràng,hiệu quả hơn.
Đồng thời mong đội ngũ y tế làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Bởi đôi khi,sự chậm trễ vài phút có thể khiến một gia đình mất đi người thân,và khiến một con người rơi vào tuyệt vọng.
Lương Hiệp